BẢO HIỂM UNG THƯ
TỪ GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN



LINH HOẠT LỰA CHỌN
GIẢI PHÁP ƯU VIỆT

Hoàn Phí Cuối Kì
Bảo vệ đến 10 năm
Đóng phí một lần duy nhất
Hoàn tiền 100% nếu không mắc ung thư

Bảo Vệ Ưu việt
Bảo vệ trong 5 năm
Đóng phí hàng năm
Gia tăng bảo vệ với các quyền lợi bổ trợ
Tìm Hiểu Thêm Về
VITA - Lá Chắn Vàng
Phí chỉ từ 8.400đ/ngày
Hoàn lại 100% phí nếu không mắc bệnh
Chỉ mất 5 phút để tham gia
UNG THƯ: HIỂU RÕ, TRÁNH LIỀN

Đừng Hoảng Sợ Vì Ung Thư - Hãy Tìm Hiểu Kỹ Về Nó
Nếu chỉ nắm trong tay những hiểu biết sơ sơ để định nghĩa ung thư là gì, bạn sẽ hoang mang lo lắng. Bởi ung thư vốn được xem như là “kẻ giết người tốc hành”. Ngược lại, khi đã tìm hiểu thông tin chính thống chính xác, bạn sẽ nhận thấy, bị ung thư cũng không cần phải quá bi quan.
Ung thư là gì?
Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.
Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính (malignant neoplasm).
Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Có hơn 100 loại ung thư khác nhau.
Thực trạng ung thư tại Việt Nam
Nguyên nhân ung thư
Ung thư xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn, từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tính. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và ba loại tác nhân bên ngoài, bao gồm:
- Các tác nhân sinh ung vật lý, như tia cực tím và bức xạ ion hóa;
- Các tác nhân sinh ung hóa học, như a-mi-ăng (asbestos), các thành phần của khói thuốc lá, aflatoxin (một chất nhiễm bẩn thức ăn), và arsenic (một chất nhiễm bẩn nước uống)
- Các tác nhân sinh ung sinh học, như nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng
Các loại ung thư
Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều xuất phát từ một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó một bệnh ung thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó.
Khối u
Một khối u xuất phát từ sự tăng sinh bất thường của các tế bào và hình thành nên một thể khối. Các khối u có thể là lành tính hay ác tính. Khối u lành tính không thể lan tràn hay xâm lấn các mô và cơ quan khác. Thường thì các khối u lành tính có thể được cắt bỏ mà không cần phải điều trị gì thêm.
Trái lại, khối u ác tính có thể lan tràn hay xâm lấn các mô và cơ quan khác thông qua hệ bạch huyết hay mạch máu theo một tiến trình được gọi là di căn. Khả năng lan tràn (di căn) của khối u khiến cho các khối u ác tính đe dọa đến tính mạng và khó điều trị.
Đa số các bệnh ung thư đều được gọi theo tên cơ quan hay loại tế bào nơi chúng khởi phát. Ví dụ như, ung thư bắt đầu ở phổi thì được gọi là ung thư phổi. Khi ung thư lan tràn từ địa điểm ban đầu đến một phần khác của cơ thể, thì khối u mới có cùng loại tế bào bất thường và cùng tên như khối u nguyên phát. Hay ung thư tuyến tiền liệt lan đến xương là ung thư tuyến tiền liệt di căn (hay ung thư tuyến tiền liệt di căn xương), không phải là ung thư xương, bởi vì ung thư đã khởi phát ở tuyến tiền liệt.
Ung thư có Khối u đặc
Khối u đặc là một khối bao gồm các tế bào phát triển bất thường như các ung thư của các vùng sau đây:
- Tuyến tụy
- Phổi
- Dạ dày
- Thực quản
- Đầu cổ
- Thận
- Trực tràng
- Đại tràng
Các bệnh nhân có các loại khối u này thường bị sụt cân trong suốt tiến trình mắc bệnh. Sụt cân thường là triệu chứng đầu tiên khiến họ đi khám bác sĩ.
Các bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và tử cung cũng đưa đến các khối u đặc. Những người mắc các loại ung thư này thường bị sụt cân trong các giai đoạn trễ của bệnh.
Bệnh ung thư có thể được nhóm lại trong các phân loại lớn hơn:
- Carcinoma (ung thư biểu mô) – ung thư bắt nguồn trong da hoặc trong các mô lót hay phủ các cơ quan bên trong. Ví dụ như: ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư thanh quản, ung thư thận, ung thư dạ dày, nhiều loại ung thư tinh hoàn và ung thư tuyến giáp.
- Sarcoma (ung thư mô liên kết) – ung thư bắt nguồn trong xương, sụn, mỡ, cơ, mạch máu hay các mô liên kết khác.
- Leukemia (bệnh bạch cầu, “bệnh máu trắng”) – ung thư bắt nguồn trong mô tạo máu như tủy xương và sản xuất ra một số lượng lớn các tế bào máu bất thường tiến vào dòng máu.
- Lymphoma và myeloma (u lympho bào, u tủy) – ung thư bắt nguồn trong các tế bào của hệ miễn dịch.
- Ung thư hệ thần kinh trung ương – ung thư bắt nguồn trong các mô não và tủy sống.
Ung thư Máu
Các bệnh ung thư xảy ra trong máu không hình thành các khối u đặc. Thay vào đó, chúng tạo ra một sự gia tăng bất thường ở một số loại tế bào phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương. Thí dụ như, trong bệnh bạch cầu (leukemia), cơ thể sản sinh một số lượng nhiều các tế bào bạch cầu một cách bất thường. Đôi khi, thuật ngữ khối u lỏng cũng được sử dụng trong bệnh bạch cầu để ám chỉ số lượng gia tăng của các tế bào tuần hoàn bất thường. Các khối u hạch bạch huyết (lymphoma) được xem là các ung thư máu mặc dù chúng có thể hiện diện như một thể khối rõ ràng. Bệnh nhân với các khối u lỏng có thể phát triển sụt cân khi tình trạng bệnh và liệu trình điều trị tiến triển.
Xác định giai đoạn của bệnh ung thư
Trong điều trị ung thư, giai đoạn thể hiện sự đánh giá về quá trình lây lan của bệnh. Biết rõ giai đoạn của bệnh sẽ hỗ trợ cho kế hoạch điều trị cũng như ước đoán tiên lượng sắp tới của người bệnh.
Các hệ thống xác định giai đoạn tiến triển ung thư mô tả sự lan tràn và độ nặng của bệnh ung thư. Các quyết định điều trị tùy thuộc vào kết quả của việc xác định giai đoạn bệnh. Một hệ thống thường dùng để phân giai đoạn đối với các khối u đặc là hệ thống TNM.
- T: “Tumor” để chỉ kích thước Khối u
- N: “Nodes” hay hạch bạch huyết, xác định bệnh ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở chung quanh hay chưa và lan xa đến mức nào
- M: “Metastasis” (Di căn) mô tả liệu bệnh ung thư đã lan đến các phần khác của cơ thể hay chưa
Sau khi xác định TNM, các bác sĩ sẽ ấn định một con số từ 1-4. Con số càng nhỏ thì bệnh ung thư còn ở giai đoạn ít tiến triển (và ít nghiêm trọng) hơn.
Hệ thống xác định giai đoạn ung thư TNM chỉ áp dụng cho các bệnh ung thư có khối u đặc. Các hệ thống xác định giai đoạn khác sẽ được dùng cho các bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư khác không hình thành các khối u đặc.
Việc xác định giai đoạn bệnh ung thư là rất quan trọng bởi vì các quyết định điều trị được thực hiện dựa trên các kết quả này.
Điều trị ung thư
Các mục tiêu điều trị
Loại liệu pháp điều trị được lựa chọn sẽ tùy vào các mục tiêu mong muốn. Có 3 loại mục tiêu điều trị có thể có:
- Chữa khỏi (Cure): Nếu có thể, việc điều trị được áp dụng để chữa lành bệnh ung thư, có nghĩa là khối u sẽ biến mất và không tái phát.
- Kiểm soát (Control): Nếu không thể chữa khỏi, thì mục tiêu điều trị là kiểm soát được bệnh (ngăn không cho bệnh ung thư tiến triển và lan ra) nhằm kéo dài cuộc sống và cung cấp chất lượng sống tốt nhất.
- Giảm nhẹ (Palliation): Đôi khi không thể chữa khỏi hay kiểm soát được bệnh, nhất là khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. Khi đó, mục tiêu điều trị là giảm nhẹ các triệu chứng để cải thiện chất lượng sống. Loại liệu pháp này còn được gọi là sự chăm sóc sau cùng hay sự chăm sóc dành cho người hấp hối (hospice care).
Phương pháp điều trị
Các liệu pháp điều trị ung thư có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với nhau. Loại điều trị tùy thuộc vào vị trí ung thư, mức độ lan, tuổi và tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân, các chọn lựa điều trị sẵn có và các mục tiêu cho việc điều trị. Các loại điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Phẫu thuật
Nhiều tiến bộ đã được tạo ra trong điều trị ung thư, nhưng việc loại bỏ các khối u ác tính qua phẫu thuật vẫn là liệu pháp “cứu chữa” chủ yếu đối với đa phần các khối u đặc.
Xạ trị
Trong xạ trị, một chùm tia phóng xạ được nhắm vào vị trí của khối u. Vị trí của khối u bị bắn phá bằng phóng xạ trong thời gian vài phút trong một loạt các đợt điều trị, thường kéo dài liên tục trong vài tuần. Mục tiêu là phá hỏng DNA của các tế bào thuộc khối u, hủy diệt chúng khi chúng đang cố gắng sản sinh, trong khi gây tổn hại tối thiểu cho mô bình thường ở chung quanh.
Hóa trị
Hóa trị liên quan đến việc sử dụng các thuốc chống ung thư, và giống như xạ trị, sẽ hủy diệt các tế bào ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của chúng.
Bệnh nhân tiếp nhận các thuốc hóa trị qua đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch. Tùy loại, vị trí và giai đoạn của bệnh ung thư, bệnh nhân có thể phải điều trị hàng tuần hay hàng tháng. Hóa trị là một điều trị toàn thân tác động đến toàn bộ các tế bào đang phát triển nhanh. Điều này bao gồm các tế bào của khối u và các tế bào bình thường như các tế bào ở nang tóc và ở đường tiêu hóa. Điều này gây ra các tác dụng phụ, như bị rụng tóc và tiêu chảy thường gặp trong hóa trị.
Điều trị kết hợp
Đôi khi các biện pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị có thể được kết hợp để điều trị tốt hơn một ung thư cụ thể. Chẳng hạn như, xạ trị có thể được sử dụng trước để làm thu nhỏ khối u, khiến các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phẫu thuật cắt bỏ nó. Hay, hóa trị có thể được sử dụng cùng với xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư có thể đã vượt ra ngoài khối u.
Các phác đồ điều trị
Việc sử dụng các điều trị chống ung thư, một mình hay kết hợp, có thể thực hiện theo các phác đồ cụ thể. Các thầy thuốc có thể lựa chọn một phác đồ dựa vào kinh nghiệm của mình với các liệu pháp, loại, vị trí và giai đoạn tiến triển của ung thư, và điều kiện cụ thể của bệnh nhân.
Y học hỗ trợ và thay thế (Complementary and Alternative Medicine – CAM)
CAM là sự áp dụng y học cổ truyền. Y học cổ truyền là các thực hành về sức khỏe, phương pháp, kiến thức và niềm tin kết hợp với các loại thuốc dựa vào cây cỏ, động vật và khoáng chất, các liệu pháp tinh thần, các kỹ thuật và luyện tập tay chân, được áp dụng một mình hay kết hợp với nhau để điều trị, chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh tật hay duy trì tình trạng khỏe mạnh.
Bệnh nhân bị bệnh ung thư sử dụng CAM bởi vì những hạn chế của việc điều trị ung thư hiện nay, sự gia tăng các chương trình quảng cáo CAM, và ước ao về các cách điều trị tổng thể hoặc tự nhiên.
Một số nghiên cứu quốc tế chứng minh rằng gần 30% bệnh nhân mắc bệnh ung thư đã sử dụng CAM. Các liệu pháp phổ biến nhất là các liệu pháp thảo dược, thiền và các kỹ thuật thư giãn
Các trung tâm điều trị ung thư tại Việt Nam
Hiện nay với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như đầu tư của chính phủ cho hệ thống y tế, bệnh nhân ung thư có thể được khám và điều trị tại các bệnh viện sau:
- Bệnh viện K: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt: 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bệnh viện Ung Bướu Tp. HCM: 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng: phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
- Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: lô 20 Võ Nguyên Giáp, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
- Khoa Ung Bướu – Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Chi phí điều trị ung thư
Ở Việt Nam, đa phần bệnh ung thư đều được phát hiện ở giai đoạn muộn nên quá trình điều trị càng gặp nhiều khó khăn và tốn kém, chủ yếu là do những loại thuốc đặc trị cũng như thời gian chữa bệnh kéo dài.
Chi phí thuốc men
Tại Hội thảo “Tiếp cận điều trị ung thư hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả”, được tổ chức vào tháng 4 năm 2016, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm – Bà Tống Thị Song Hương cho biết chi phí thuốc điều trị ung thư hàng năm chiếm khoảng 10% tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT. Nếu điều trị bằng thuốc Glivec, người bệnh phải trả 500 triệu đồng mỗi năm; thuốc Erlotinib và thuốc Sorafenib lần lượt là 40 triệu, 118 triệu đồng hàng tháng.
Chi phí khám bệnh và sinh hoạt
Tại bệnh viện, ngoài phí khám ung thư ban đầu, bệnh nhân còn phải chi trả cho những lần khám định kì và nằm giường suốt thời gian dài. Với những ca phải thuyên chuyển đến các bệnh viện chuyên ngành về ung thư, chi phí di chuyển và sinh hoạt xa nhà cũng là một gánh nặng không hề nhỏ.
Tiêu tốn hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi tháng khiến nhiều người phải bỏ dở lộ trình điều trị vì nó quá tốn kém so với khả năng chi trả của họ. Trên thực tế, nước ta có 55% bệnh nhân cạn kiệt tài chính và tử vong trong vòng 12 tháng phát hiện bệnh (theo kết quả nghiên cứu chi phí chữa trị ung thư tại các nước khu vực Đông Nam Á công bố ở Hà Nội tháng 12 năm 2015).
Không ai sẵn sàng cho chẩn đoán “Bạn đã bị ung thư” từ bác sĩ. Nhưng thay vì hoảng sợ vì bị bệnh ung thư, hãy tìm hiểu kỹ về nó. Ung thư là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào.

4 Thói Quen Gây Ung Thư Bạn Cần Tránh
Bỏ qua bữa ăn sáng
Bỏ qua bữa sáng thường xuyên sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc phải ung thư
Có rất nhiều lí do để chúng ta bỏ qua bữa ăn sáng mỗi ngày, lâu dần lại trở thành thói quen. Bữa sáng quan trọng lại được thay thế chỉ bằng một cốc cà phê hoặc không ăn gì. Tuy nhiên, chính thói quen này sẽ khiến cơ thể bạn dễ mắc bệnh đau dạ dày, thậm chí là sỏi mật – một trong những yếu tố chính gây ung thư túi mật.
Sau một đêm ngủ dài, phần thức ăn được nạp vào từ bữa tối hôm trước đã được tiêu hóa hết. Lúc này, dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị dù bụng đã rỗng. Việc bỏ qua bữa ăn sáng sẽ khiến các dịch vị tiết ra nhiều nhưng không được sử dụng, kéo đến bệnh đau dạ dày kinh niên. Không dừng lại ở đó, phần cặn bã tích tụ trong dạ dày cũng không có cơ hội được đào thải ra ngoài, khiến lượng cholesterol tiết ra từ mật bị tích tụ, lâu ngày kết lại thành sỏi và lâu dần sẽ dẫn đến bệnh ung thư túi mật.
Uống nước quá nóng
Bỏ qua bữa sáng sẽ khiến cơ thể bạn dễ mắc bệnh đau dạ dày, thậm chí là sỏi mật
Nhiều người trong chúng ta thường có thói quen dùng thức uống nóng, thậm chí quá nóng do uống lâu ngày cơ thể dần quen, việc cảm nhận độ nóng cũng bị thay đổi. Điển hình như việc thường xuyên dùng nước sôi (100 độ C) để pha cà phê, trà, sữa và uống ngay khi còn nóng… Chính thói quen này là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra căn bệnh ung thư thực quản.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học của Anh – British Medical Journal, việc mắc ung thư thực quản phần lớn là do nhiệt độ quá nóng, không phải đến từ các thành phần có trong thức uống. Cụ thể, việc uống nước quá nóng (trên 70 độ C) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Bên cạnh đó, thói quen này còn khiến khả năng hoạt động của thực quản lâu ngày bị yếu đi, dẫn đến nhiều vấn đề khác về đường tiêu hóa.
Thường xuyên thức khuya
Thức khuya không chỉ khiến bản thân bị mệt mỏi mà còn dễ khiến bạn mắc phải bệnh ung thư
Trên thực tế, việc thức khuya dường như đã trở thành thói quen của rất nhiều người trẻ, đặc biệt là nhóm sinh viên và nhân viên văn phòng. Chạy deadline, việc tồn đọng trong ngày, viết báo cáo, làm bài tập… quá nhiều công việc cần giải quyết khiến bạn phải thức khuya thường xuyên hơn. Dần dần cơ thể bắt đầu thay đổi đồng hồ sinh học của các tế bào, hình thành thói quen khó bỏ. Thức khuya có thể khiến việc sản sinh chất melatonin – một “vũ khí” có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư bị ngăn cản. Như một hệ quả tất yếu, khả năng chống chọi của cơ thể trở nên kém đi và dễ dàng mắc phải các căn bệnh nguy hiểm.
Liên tục đeo điện thoại trước ngực
Nhiều phụ nữ, đặc biệt là nhân viên công sở thường có thói quen đeo điện thoại trước ngực để tiện cho việc sử dụng. Tuy nhiên, chính thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến ung thư, cụ thể là căn bệnh ung thư vú – một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ.
Theo một khảo sát tại Mỹ, đã có ít nhất 7 trường hợp mắc phải ung thư vú bởi thói quen đeo điện thoại trước ngực này, liên tục trong thời gian dài. Đáng chú ý, các khối u vú ở những trường hợp này đều xuất hiện ở góc phần tư phía trên, đều có hình dạng, kích thước giống với vùng điện thoại được đeo ở ngực. Vị trí, độ lớn và ít dấu hiệu nhận biết ung thư đã khiến thói quen tưởng vô hại này trở nên nguy hiểm khi việc phát hiện ung thư sớm bị ngăn cản, và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Những thói quen gây ung thư này hầu hết mọi người đều dễ mắc phải nhưng thường bỏ qua. Việc kiểm tra lại những thói quen vô hại gây ung thư và kịp thời thay đổi trước khi gặp “hậu quả” nghiêm trọng là vô cùng cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.

5 Cách Phòng Ngừa Ung Thư Đơn Giản Bạn Cần Biết
Tránh xa thuốc lá
Tránh xa thuốc lá
Sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào cũng sẽ khiến nguy cơ mắc ung thư của bạn gia tăng đáng kể, thuốc lá dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư phổi, miệng, cổ họng, thanh quản, tuyến tụy, bàng quang, cổ tử cung, thận…. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không hút thuốc, việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hay còn gọi là hút thuốc thụ động cũng sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo trên.
Vì thế, việc tránh xa thuốc lá và khói thuốc là một trong những cách phòng ngừa ung thư đơn giản bạn nên thực hiện. Nếu bạn cảm thấy việc bỏ thuốc lá khó khăn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những sản phẩm hoặc phương pháp hỗ trợ việc cai thuốc.
Ăn uống lành mạnh
Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh
Tuy không thể chắc chắn những thực phẩm bạn lựa chọn có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư nhưng chúng có thể hạn chế tối đa việc bạn nạp vào người những chất gây hại. Hãy làm theo những nguyên tắc chọn thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư sau đây:
- Ăn nhiều loại trái cây và rau củ
- Tránh việc nạp quá nhiều những thực phẩm giàu calorie
- Sử dụng đồ uống có cồn một cách hạn chế bởi việc lạm dụng rượu bia có thể gây ra nhiều loại ung thư như ung thư vú, thận, gan
- Chế đô độ ăn uống kiểu Ý là một lựa chọn tuyệt vời bởi nó tập trung vào những chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ và cá thay vì thịt đỏ.
Tăng cường hoạt động thể chất
Vận động thường xuyên
Việc duy trì trọng lượng cơ thể cân đối thông qua những hoạt động thể chất là một trong những cách phòng ngừa ung thư đơn giản và hữu hiệu nhất bởi nó có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư ruột kết. Bạn nên dành ít nhất từ 75 đến 150 phút vận động mỗi tuần để có được kết quả đáng kể. Tốt nhất, bạn hãy dành 30 phút hằng ngày để tập môn thể thao nào đó và biến nó trở thành một thói quen để duy trì cuộc sống khỏe mạnh.
Tránh xa tia cực tím từ mặt trời
Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, đồng thời cũng dễ phòng tránh nhất hiện nay nếu bạn làm theo những lời khuyên sau:
- Tránh ra ngoài vào buổi trưa, cụ thể là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều bởi đây là khoảng thời gian ánh nắng mặt trời mạnh nhất trong ngày
- Nếu ở ngoài trời, hãy ở trong bóng mát và sử dụng kính mát, mũ, áo dài tay và quần dài để tránh cơ thể bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Thường xuyên sử dụng kem chống nắng cho mặt, toàn bộ cơ thể và dặm lại sau mỗi 3 tiếng.
- Lưu ý rằng dù cho bạn chỉ ở trong nhà thì những tia cực tím vẫn có thể chiếu xuyên qua cửa kính.
Tránh xa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và dùng chung kim tiêm
Một cách phòng ngừa ung thư đơn giản khác chính là tránh khỏi các hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến việc nhiễm trùng và làm tăng nguy cơ ung thư, ví dụ:
- Quan hệ tình dục an toàn với các biện pháp bảo vệ vì nếu không, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh lây qua đường tình dục như HIV, HPV… Theo nghiên cứu, những người bị HIV, HPV thường có tỉ lệ mắc phải ung thư hậu môn, gan, phổi, cổ tử cung, dương vật, âm đạo cao hơn người bình thường.
- Không dùng chung kim tiêm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C dẫn đến ung thư gan.
Tự bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những biến cố của cuộc sống
Ung thư là căn bệnh ác tính gây ám ảnh nhiều người, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi căn bệnh này bằng cách thay đổi một số thói quen hằng ngày. Vậy những cách phòng ngừa ung thư đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện đó là gì?